Tết Hàn Thực là một ngày lễ truyền thống diễn ra vào ngày ngày 3 tháng 3 chính âm lịch. Vào ngày này người ta thường nặn bánh trôi, bánh chay đặt lên bàn thờ để cúng bái và tưởng nhớ gia tiên, mang ý nghĩa nhớ về cội nguồn.
Nguồn gốc
Ngày Tết Hàn Thực bắt nguồn từ văn hóa Trung Quốc, tưởng nhớ đến vị tướng Tử Thôi cõng mẹ chết cháy trong rừng. Vì vậy nên tục lệ là phải ăn thức ăn (Thực) nguội (Hàn) đã nấu sẵn từ ngày hôm trước và cấm lửa vào ngày này.
Trong tiếng Anh, ngày lễ này được dịch là Cold Food Festival hay Hanshi Festival.
Ở Trung Quốc được gọi là Hanshi, phiên âm Hán Việt là Hàn Thực.
Ở Hàn Quốc được gọi là Hanshik.
Tết Hàn Thực ở Việt Nam
Tuy nhiên, Tết Hàn Thực của Việt Nam có những điểm khác biệt lớn, mang đậm bản sắc dân tộc rõ nét. “Vào ngày Tết Hàn Thực, người dân Việt Nam không có tục cấm lửa. Bánh trôi, bánh chay được làm ra đều đặt lên bàn thờ để cúng bái và tưởng nhớ gia tiên, mang ý nghĩa nhớ về cội nguồn. Đặc biệt, hình tượng nặn nhiều chiếc bánh trôi, bánh chay tròn vo, nho nhỏ, xếp đầy trên đĩa cũng mang hàm ý tưởng nhớ đến mẹ Âu Cơ khi sinh ra bọc trăm trứng, thể hiện người dân Việt Nam nhớ rõ cội nguồn con rồng cháu tiên của mình”.
Mâm cúng lễ
Mâm cúng cần có hương, hoa, quả tươi, trầu cau, 1 ly nước sạch. Tránh dùng những loại quả có nhiều gai góc để bày ngũ quả.
Trên mâm cúng không thể thiếu bánh trôi, bánh chay. Luôn phải có 5 hoặc 3 đĩa bánh trôi, 3 bát bánh chay dâng lên bàn thờ. Bởi lẽ, người xưa quan niệm số lẻ là số tâm linh, không được dùng số chẵn.
Để nhập bình luận, vui lòng Đăng nhập, hoặc đăng ký tài khoản